Logo Fix
Trang chủ / Góc sinh viên / TP.HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir sẵn sàng cấp phát phục vụ người dân trước dấu hiệu tăng lên của số ca bệnh

TP.HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir sẵn sàng cấp phát phục vụ người dân trước dấu hiệu tăng lên của số ca bệnh

ntlam / 1:02 am 01/03/2022

Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết hiện nay TP vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir, khi mắc bệnh người dân cần khai báo với cơ sở y tế để được theo dõi, cấp phát thuốc theo đúng quy định.

Chiều 28-2, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế xã hội.

Thông tin về tình hình bán thuốc Molnupiravir tại các nhà thuốc, ông Phạm Đức Hải – phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP – cho biết hiện nay thuốc đã có tại các nhà thuốc nhưng việc bán thuốc hiện nay chưa phù hợp với Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ông Hải giải thích thêm: theo điều 3 của luật này, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus và các bệnh truyền nhiễm có khả năng lan truyền nhanh nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh thì thuộc nhóm A. Theo điều 48 của luật này, người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí.

2 năm qua, TP.HCM đã tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí khi bệnh nhân mắc COVID-19. Do đó, trước vấn đề mở bán thuốc Molnupiravir của các nhà thuốc, Sở Y tế TP.HCM phải xin hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế. Đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có câu trả lời.

Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng trong khi chờ câu trả lời của Bộ Y tế, người dân mắc bệnh phải khai báo y tế để được chăm sóc, theo dõi sức khỏe theo đúng quy định. Ở đây không phải F0 nào cũng sử dụng gói thuốc B, C mà phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó người dân không nên tự uống hoặc mua thuốc B, C khi chưa có chỉ định.

Về phía các nhà thuốc, ông Hải cho rằng hiện nay “ai cũng sốt ruột vì thuốc đã có, người mua có, có giá” nhưng mong các đơn vị hãy chờ hướng dẫn đầy đủ của Bộ Y tế.

Ngoài ra, hiện nay TP vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir để phục vụ người dân nên người dân không nên quá sốt ruột, khi mắc bệnh hãy khai báo với trạm y tế để được theo dõi, cấp phát thuốc theo đúng quy định.

Hiện TP.HCM đang điều trị 3.557 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 306 trẻ em dưới 16 tuổi, 47 bệnh nhân nặng đang thở máy, 7 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 27-2, có 477 bệnh nhân nhập viện, 215 bệnh nhân xuất viện, 2 ca tử vong (gồm 1 ca từ tỉnh khác chuyển đến).

Số ca dương tính là học sinh và sinh viên ở các trường học trên địa bàn TP.HCM vào ngày 21-2 là 285 ca, ngày 22-2 là 219 ca, ngày 23-2 có 178 ca, ngày 24-2 là 185 ca, ngày 25-2 tăng lên 216.

Trước tình hình này, ngành giáo dục và đào tạo TP vẫn đang tiếp tục nỗ lực thực hiện kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp. Thông tin này được ông Trịnh Duy Trọng – trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục – đào tạo TP.HCM – thông tin tại buổi họp báo chiều 28-2.

Đại diện ngành giáo dục – đào tạo TP mong muốn y tế địa phương tăng cường phối hợp để nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý kịp thời các trường hợp F0, F1 tại trường học.

Đồng thời, hy vọng các bậc phụ huynh cộng tác với nhà trường trong việc thực hiện những biện pháp đảm bảo sức khỏe cũng như đề ra phương pháp học tập phù hợp cho trẻ em, học sinh.

Đối với việc xác nhận âm tính cho học sinh là F0 đang cách ly điều trị tại nhà, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM – đề nghị phụ huynh phải báo ngay trạm y tế địa phương khi trẻ nhiễm COVID-19 để được ghi nhận, theo dõi, giám sát xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xác nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Sau khi có kết quả âm tính và có giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, trẻ mới có thể trở lại trường học.

Cùng ngày, giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết sở đang đề xuất với UBND TP.HCM cho phép những học sinh là F1 đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, sau 5 ngày cách ly tại nhà theo dõi sức khỏe có thể tự test nhanh tại nhà, nếu kết quả âm tính có thể quay lại trường học trực tiếp.

Riêng học sinh là F1 chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, sau thời gian hoàn thành cách ly tại nhà để theo dõi sức khỏe trong 7 ngày. Vào ngày thứ 7 nếu có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính tại nhà có thể được trở lại trường học trực tiếp.

Tin sáng 1-3: Học sinh mắc COVID-19 ở TP.HCM tăng; 29 tỉnh thành từ 1.000 - gần 13.000 ca mới/ngày - Ảnh 3.

Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân phường 3, quận Bình Thạnh – Ảnh: DUYÊN PHAN

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng virus

Ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM – cho biết hiện nay thuốc kháng virus Molnupiravir đã có tại các nhà thuốc nhưng việc bán thuốc chưa phù hợp với Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Theo điều 3 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

COVID-19 thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, điều 48 của luật trên cũng quy định: người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí.

Trong khi chờ Bộ Y tế trả lời, ông Hải nêu rõ không phải ai là F0 cũng phải sử dụng gói thuốc B và C, do đó người bệnh cần khai báo cho trạm y tế để được quản lý, chăm sóc, theo dõi đúng theo quy định. Hiện TP vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir miễn phí.

Đối với các nhà thuốc, ông đề nghị chờ hướng dẫn đầy đủ của Bộ Y tế rồi mới tiến hành phân phối thuốc phục vụ người dân.

Theo Báo Tuổi Trẻ Online

Tags: