Logo Fix
Trang chủ / Góc sinh viên / ??Ầ? ?Ă? Ơ? ?À ??À? ????Ề? ??Ố?? ?Ọ? ???? ???? ??Ê?

??Ầ? ?Ă? Ơ? ?À ??À? ????Ề? ??Ố?? ?Ọ? ???? ???? ??Ê?

ntlam / 3:46 am 09/01/2022
Trần Văn Ơn sinh năm 1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp, mẹ anh là bà Huỳnh Thị Tữu
Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, Sài Gòn. Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng.
Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội.
Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam – Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một trụ cột của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.
??à? ????ề? ??ố?? ?ọ? ????, ???? ??ê? ?? đờ? ??ư ??ế ?à??
Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tầng lớp nhân dân trong cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Giai đoạn từ giữa năm 1949 – 1950, các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân xâm lược, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp cả hai miền Nam – Bắc.
Lúc bấy giờ, vào ngày 09/01/1950, Đoàn thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường Pháp – Việt tại Sài Gòn như Pétrus Ký, Chasseloup Laubat, Marie Curie, Taberd, Gia Long, Huỳnh Khương Ninh, Việt Nam học đường, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Mỹ thuật Gia Định, trường Pháp lý, Y Dược,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt, trong đó có Ban lãnh đạo học sinh cứu quốc Sài Gòn.
Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man, làm cho đám đông càng phẫn nộ và làm bùng nổ xung đột. Những người biểu tình đã cố gắng chống trả, họ dùng mọi thứ vũ khí có trong tay đói phó với quân lính và cảnh sát lúc bấy giờ. Và nhiều học sinh, sinh viên đã ngã gục trước sự đàn áp dã mãn đó.
 Trần Văn Ơn, với lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường, sau khi đã dũng cảm hứng chịu những xô đẩy, dùi cui để che chở cho các học sinh nhỏ tuổi hơn, đã bị trúng đạn. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 09/01/1950 khi chưa tròn 19 tuổi. Thi thể của anh sau đó được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y, bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh giữ và bảo vệ không cho bọn địch phi tang.
Sự việc Trần Văn Ơn mất đã ngay lập tức gây náo động trong giới học sinh, sinh viên Sài Gòn, trở thành tâm điểm của truyền thông và dư luận bấy giờ. Ngày 12/01/1950, đám tang của anh đã trở thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh.
Lễ tang anh cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù giặc, cùng ý chí đấu tranh kiên quyết chống quân xâm lược. Trong số đó, điếu văn của đại biểu các học sinh, sinh viên có đoạn:
“Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 tháng 1- ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần Trần Văn Ơn bất diệt!”
Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh – sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09/01 hàng năm là Ngày truyền thống học sinh – sinh viên.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V diễn ra ngày 22 – 23/11/1993 tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.
Đến nay, trải qua 72 năm thành lập, các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh với lòng tôn kính và tự hào tuyệt đối. Hằng năm, vào giai đoạn này sẽ diễn ra nhiều hoạt động và chương trình để các thế hệ học sinh, sinh viên có cơ hội ôn lại truyền thống, lịch sử hào hùng của học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng và tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc ta nói chung.
??ô?? ??? ?á? ??ạ? độ?? ấ? ?ó ??ể ??ơ? ?ợ? ?ò?? ?ự ?à?, ?ự ?ô? ?â? ?ộ?, ??? đắ? ?ý ?ưở??, ?ồ? ?ưỡ?? ?ò?? ?ê? ?ướ?, ??í?? ?ệ ?ự? ?ượ?? ?ọ? ????, ???? ??ê? ??à? ?ộ? ?ă?? ??? ????? ?ọ? ?ậ? ?à ?è? ???ệ?, ?ồ? ?ưỡ?? đạ? đứ?, ?ố? ?ố??, ??ở ??ữ?? ?ô?? ?â? ?ố? ?à ?ó đó?? ?ó? ??? ?ã ?ộ?.
Tags: